Hôm 28/6, Ủy ban này đã công bố một báo cáo mới cho thấy tình hình nhân quyền đang xấu đi tại Trung Quốc kể từ năm 2013, đồng và yêu cầu chính phủ Anh xem xét lại mối quan hệ với Trung Quốc. Ủy ban đã đề xuất 22 kiến nghị gửi lên chính phủ Anh.
Báo cáo này, có tựa đề “Thời điểm đen tối nhất: Đàn áp nhân quyền tại Trung Quốc giai đoạn 2013–2016”, nêu ra chi tiết việc đối xử của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối của các luật sư nhân quyền, việc tra tấn và giam giữ đối với các chủ nhà sách Hồng Kông, việc trấn áp hoạt động tự do ngôn luận, tình hình ở Tây Tạng và Hồng Kông và nhiều vấn đề khác.
“Với những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy tình hình nhân quyền đang xấu rất nghiêm trọng trong trong 3 năm qua, Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ vô cùng lo ngại về quyết định của chính phủ Anh trong việc phát triển mối quan hệ hữu nghị với chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, báo cáo viết.
Quan hệ giữa Anh và Trung Quốc đã cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, với việc các chính trị gia Anh tuyên bố công khai họ muốn trở thành “đối tác tốt nhất của Trung Quốc ở phương Tây.” Trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Anh vào năm ngoái, Trung Quốc và Anh đã ký nhiều hiệp định thương mại lớn, trong đó có thỏa thuận xây dựng một nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc trên đất Anh.
Trang Epoch Times cho biết thêm rằng báo cáo của Ủy ban Nhân quyền đã chỉ trích chính sách hiện nay của Anh, và nhấn mạnh rằng chính phủ Anh nên đảm bảo nhân quyền chính là “trọng điểm” để tiếp tục các cam kết với Trung Quốc.
Phát biểu tại buổi công bố bản báo cáo, Thượng nghị sỹ Patten – từng là cựu Thống đốc Hồng Kông nhiệm kỳ 1992–1997, nói rằng những cuộc đối thoại cấp chính phủ về các vấn đề nhân quyền cần phải được đưa lên hàng đầu.
Ông Benedict Rogers – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền – cho rằng nước Anh vẫn có thể tăng cường mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, nhưng hãy làm điều đó trên tinh thần không quỵ lụy, và vẫn cần lên tiếng về quyền con người.
Báo cáo đã thu thập chứng cứ từ hơn 30 cá nhân và các tổ chức, bao gồm Joshua Wong – lãnh đạo Phong trào Ô dù tại Hồng Kông; Anastasia Lin – Hoa hậu Thế giới Canada, người bị Trung Quốc cấm nhập cảnh do hoạt động nhân quyền của cô; Trần Quang Thành – nhà hoạt động nhân quyền mù từng đoạt nhiều giải thưởng; và Angela Gui – con gái của ông Quế Dân Hải, một trong những chủ nhà sách Hồng Kông đang bị mất tích.

Cựu Ngoại trưởng Hồng Kông Anson Chan và người sáng lập của Đảng Dân chủ Hồng Kông Martin Lee cũng là đồng tác giả của báo cáo.
Cựu Thống đốc Hồng Kông Chris Patten, người công bố bản báo cáo, đánh giá: “Đây là một phân tích toàn diện và được nghiên cứu sâu về hồ sơ nhân quyền đang ngày càng tồi tệ của Trung Quốc. Tôi rất lo ngại về những gì đã xảy ra ở Hồng Kông. Chính phủ Anh phải xem xét loại công việc quan trọng số một này”.
Fiona Bruce, chủ tịch Ủy ban Nhân quyền, cho biết mọi điều tra của ủy ban này đều tiết lộ chi tiết tình trạng nhân quyền đang xấu đi nghiêm trọng tại Trung Quốc kể từ năm 2013 và tình hình hiện nay tại Trung Quốc là tồi tệ nhất vòng trong nhiều năm, có lẽ là kể từ vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Nhiều nhân chứng cho biết diễn biến gần đây là ‘chưa từng có.
“Trong bối cảnh này, chúng tôi tin rằng đã đến lúc Chính phủ Anh cần suy nghĩ lại cách tiếp cận của mình đối với Trung Quốc, cần lên tiếng công khai và nhất quán về nhân quyền, và xem xét những cách hiệu quả hơn để có thể thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản đang bị vi phạm nghiêm trọng tại Trung Quốc đại lục và Hồng Kông”, bà Fiona Bruce nói.
Một nhân chứng có mặt trong buổi công bố báo cáo là cô Anastasia Lin, người đã đưa ra những bằng chứng trong bản báo cáo. Cô Lin là người Canada gốc Hoa, đã bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc chỉ vì những hoạt động nhân quyền của mình. Ngay sau khi cô đoạt danh hiệu Hoa hậu Thế giới Canada, cha cô đang sống ở Trung Quốc bắt đầu nhận được rất nhiều lời đe dọa.
Cô Lin mới đây đã giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Leo Awards khi đóng vai một nạn nhân của cuộc đàn áp tại Trung Quốc trong bộ phim “Lưỡi dao rỉ máu”. Bộ phim miêu tả những tù nhân lương tâm Pháp Luân Công bị nhà cầm quyền Trung Quốc giết chết để thu hoạch nội tạng kiếm lời.
Phát biểu tại buổi công bố báo cáo, cô Lin nói: “Sẽ có một ngày, những chuyển biến sẽ phải đến từ ngay bên trong Trung Quốc…Chính người dân Trung Quốc sẽ tạo ra sự thay đổi đó.”
Hạo Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét