Bộ trưởng Hà nhìn nhận, đến thời điểm này kết quả công bố chưa được đầy đủ, chưa giải đáp hết thắc mắc người dân. trước mắt, vì sức khỏe của người dân, Bộ trưởng yêu cầu cần khoanh vùng biển an toàn, vùng biển nào chưa thực sự an toàn để khuyến cáo..
1.
Tin chủ đề: CÁ MIỀN TRUNG ĂN ĐƯỢC CHƯA?
SHOP TIN BÌNH LUẬN.
Người dân miền Trung đau đáu chờ đợi những thông báo từ Hội nghị công bố kết quả, đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế do Bộ TNMT phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, UBND tỉnh Quảng Trị và các cơ quan liên quan tổ chức vào sáng ngày 22/8.

Báo Lao Động trích lời tổng kết của Bộ trưởng Trần Hồng Hà:Bộ trưởng Hà nhìn nhận, đến thời điểm này kết quả công bố chưa được đầy đủ, chưa giải đáp hết thắc mắc người dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy diễn biến chất lượng nước biển, phục hồi sinh thái, khả năng tự làm sạch, kiến tạo... để đi đến kết luận những chất ô nhiễm đang được làm sạch, tự đào thải.
Tuy nhiên, trước mắt, vì sức khỏe của người dân, Bộ trưởng Hà yêu cầu cần khoanh vùng biển an toàn, vùng biển nào chưa thực sự an toàn để khuyến cáo người dân. "Nhưng phải khẳng định rằng, ngoài 3 địa điểm (Sơn Dương - Hà Tĩnh, phía đông Nhật Lệ - Quảng Bình, Hòn Sơn Chà- Thừa Thiên - Huế) có khả năng phân tán các chất Phenol, Xianua trong nước, thì toàn bộ biển còn lại của 4 tỉnh miền Trung an toàn cho việc phục vụ cho thể thao dưới nước".
Đối với bà con miền Trung, mong muốn một câu trả lời thôi: Cá biển ăn được chưa? Thì tại Hội nghị này chưa có câu trả lời chính thức.
Báo Người lao động nhận định: Một số ý kiến cho rằng kết luận do Bộ TN-MT công bố còn chung chung, chưa rõ ràng trong khi đó đại diện Bộ Y tế cho rằng cần phải chắc chắn mới có thể công bố cá ở vùng biển miền Trung đã ăn được hay chưa.
Chốt lại, theo đúng tinh thần kết luận của Hội nghị, biển miền Trung đã sạch trở lại.
Các thông số đặc trưng môi trường biển, trầm tích biển ở phần lớn các khu vực đã nằm trong giới hạn của QCVN 10-MT:2015/BTNMT, đạt quy chuẩn đối với các vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh.
Tuy nhiên, một số khu vực có dòng chảy cục bộ như Sơn Dương, phía đông biển Nhật Lệ, hòn Sơn Chà, khả năng phân tán các chất trong nước kém hơn, đồng thời khả năng tích lũy độc tố trong trầm tích cao hơn nên cần tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ.
Với sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn chất thải từ đất liền và do cơ chế làm sạch tự nhiên của môi trường biển, hàm lượng các chất ô  nhiễm từ sự cố môi trường đang có xu hướng giảm theo thời gian.
Đó là nhận định của các nhà khoa học.
Sau Hội nghị Bộ trưởng Trần Hồng Hà và những người chủ trì đã xuống biển Cửa Việt tắm và ăn hải sản nhưng câu hỏi "cá biển ăn được chưa" chưa có câu trả lời chính thức.
LỌC TIN
Ngày 22-8, thông tin từ Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tại buổi làm việc, kiểm điểm của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Hà Tĩnh liên quan đến Formosa, vừa được tổ chức, chỉ có một cá nhân nhận hình thức kỷ luật, còn lại xin rút kinh nghiệm.
Cụ thể, mới chỉ có ông Đặng Bá Lục, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở TN-MT) đã tự nhận hình thức kỷ luật với hình thức khiển trách. Còn ông Võ Tá Đinh, Giám đốc Sở TN-MT và các cơ quan, cá nhân liên quan xin rút kinh nghiệm.
"Tôi hi vọng rằng, với sự quan tâm sâu sát, sự chỉ đạo quyết liệt, toàn diện của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các Bộ, Ngành, giữa Trung ương và địa phương; sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học và đặc biệt là sự nỗ lực của chính quyền và người dân khu vực bị ảnh hưởng, sự chung sức của nhân dân cả nước, môi trường và các giá trị về kinh tế, sinh thái và nhân văn của dải ven biển miền Trung sẽ sớm được phục hồi, người dân Miền trung sẽ có cả thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn. Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế"
Thấy hiện tượng lạ, người dân, người đi đường đã tấp xe dọc hai bên đường Phan Chu Trinh và Phan Đình Phùng đứng xem, bàn tán. Trên mặt sông, cá nổi đen đặc, trôi lờ đờ theo dòng nước chảy về phía cầu An Cựu. Nhiều cá lớn nhỏ đã chết tấp vào bờ.  
Các “câu thủ” sống ở TP. Huế  nhanh chóng mang cần câu chùm đến bắt cá, nhưng đành bất lực vì cá nổi chủ yếu là cá nhỏ, thở ngáp yếu ớt nên không đớp mồi.
Đại diện Cty môi trường cho biết, hiện nay 4 quận nội thành của Hà Nội đang được triển khai thí điểm việc thu gom rác bằng xe đạp nhằm tăng tính hiệu quả trong việc làm sạch cảnh quan đô thị.

Theo nguồn tin riêng từ đường dây nóng của Báo Pháp luật Việt Nam điện tử, đêm ngày (19/8) xảy ra vụ xảy ra vụ sập hầm khai thác vàng khiến 18 người tử nạn, trong đó có 15 người Việt Nam và 3 người Trung Quốc tại thôn Sa Phìn, xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn (Lào Cai). Ngay trong đêm PV Báo PLVN điện tử về nơi xảy ra vụ việc để tìm hiểu.
Khoảng 5 giờ sáng 21/8, PV Báo PLVN điện tử có mặt ở xã Nậm Xây, tại đây xôn xao thông tin tối ngày 20/8 có một nhóm người khiêng xác chết từ trên núi xuống. Họ không biết xác chết do mưa lũ hay là do tai nạn vùng khai thác mỏ vàng ở thôn Sa Phìn.
Phóng viên tiếp cận hiện trường thì cầu để đi vào vùng mỏ vàng thì bị phá hủy. Tìm hiểu đường lên mỏ khai thác vàng có con đường nào khác không, thì người dân cho biết đây là con đường độc đạo.

+Báo PHÁT LUẬT TPHCM: Lo ‘lọt lưới’ tội phạm môi trường
Mức định lượng tối thiểu để xử lý hình sự việc gây ô nhiễm môi trường đang gây tranh luận. Trong ảnh: Chất thải độc hại của Formosa chôn trong trang trại gia đình giám đốc Công ty Môi trường đô thị TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Ảnh: TTXVN
Thực tế cho thấy có những vụ gây ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng như Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải, Tung Kuang (Hải Dương) xả thải… nhưng chúng ta chưa truy cứu TNHS được vì bất cập về quy định. Chẳng hạn BLHS trước 2015 không đặt vấn đề truy cứu TNHS pháp nhân. Nếu đặt vấn đề truy cứu TNHS đối với cá nhân thì người này phải “đã bị xử phạt hành chính”. Trong khi quyết định xử phạt hành chính trong những trường hợp trên chỉ áp dụng đối với pháp nhân.
BLHS 2015 đã quy định TNHS đối với pháp nhân. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quan ngại nếu mức định lượng làm căn cứ truy cứu TNHS không được hạ xuống thì chúng ta sẽ tiếp tục không xử lý hình sự được một vụ gây ô nhiễm môi trường nào cả.
Câu chuyện "cho doanh nghiệp tiền ngân sách" kỳ lạ này tuy xảy ra đã 3 năm nhưng nay đang gây xôn xao, bức xúc trong dư luận Hà Tĩnh.
Trường Mầm non tư thục Nguyễn Du được thành lập vào năm 1996 theo quyết định của UBND thị xã Hà Tĩnh (nay là TP Hà Tĩnh). Theo tìm hiểu của PV, vào năm 2013, trường này bất ngờ được ông Võ Kim Cự (lúc bấy giờ là Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh) ký quyết định "cho" hẳn 1 tỷ đồng.
+Báo LAO ĐỘNG: Giấu nhẹm để trốn trách nhiệm
Để 2.600ha rừng bị chặt phá, bao chiếm trái phép nhưng lãnh đạo Cty lâm nghiệp Đức Hòa báo cáo chỉ mất… 67ha, nhằm trốn tránh trách nhiệm. Hằng năm, Cty vẫn đưa diện tích bị “cạo trọc” này vào phương án bảo vệ rừng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt kinh phí. Việc buông lỏng quản lý, gian dối của lãnh đạo Cty có dấu hiệu thiếu trách nhiệm, cần được xử lý hình sự.
3.
GÓC ẢNH.
Phóng viên báo Infonet "bắt" được khoảnh khắc rất án tượng về những hình ảnh Hà Nội thí điểm mô hình xe đạp dọn rác
NGUYỄN QUANG VINH