Pages

Bộ Ngoại Giao Campuchia than phiền việc Việt nam xâm phạm biên giới

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Phương Thảo

 Bộ Ngoại Giao Campuchia đã gởi công hàm ngoại giao cho Bộ Ngoại Giao Việt nam vào tuần trước  yêu cầu chin quyền Việt nam ngừng ccc dự án  xây dựng và kiềm chế không được thực hiện bất kỳ hoạt động nào dọc biên giới hai quốc gia ở những nơi chưa được phân định.

Một số vụ căng thẳng đã xảy ra trên biên giới Việt Nam-Campuchia

Phản ứng của Bộ Ngoại Giao Campuchia được đưa ra sau khi chính quyền Việt nam bắt đầu khởi công xây dựng các toà nhà và trạm biên phòng ở quận O’Yadav tỉnh Rattanakiri vào tuần trước. 

Nơi Việt nam đang tiến hành xây dựng ở gần biên giới xã Pok Nhai tiếp giáp với tỉnh Gia Lai, nơi hiện vẫn chưa có đạt được thoả thuận chủ quyền giữa hai quốc gia kể từ thing 1/07/1995.

Theo công hàm ngoại giao của Campuchia hôm thứ năm, Bộ Ngoại Giao Campuchia đề cập đến việc họ đã gởi cho phía Việt nam 23 công him kể từ năm 2011 đẻ yêu cầu chinh quyền Việt nam ngưng xây dựng dọc biên giới các tỉnh Rattanakiri, Takeo, Kandal, Svay Rieng và Mondulkiri.

Bản công hàm nêu rõ: “ Chính phủ Hoàng Gia Campuchia một lần nữa yêu cầu chính phủ Việt nam ngay lập tức đình chỉ việc xây dựng nhà cửa và trạm kiểm soát biên giới,” và thêm rằng Campuchia cũng yêu cầu phía Việt nam duy trì hiện trạng môi trường trong những khu vực này.

Campuchia yêu cầu Việt nam cấm công dân Việt nam trồng trọt hay làm bất cứ việc gì trong các khu vực chưa được phân định và đợi cho đến khi uỷ ban biên giới chung đưa ra quyết định chính thức về việc phân định ranh giới để chính xác biên giới nằm ở đâu. 

Công hàm cũng chỉ ra rằng cả hai quốc gia đã thống nhất hồi tháng 3 rằng sẽ yêu cầu chính phủ Pháp cung cấp cho các chuyên gia bản sao bản đồ Bonne và bản đồ địa hình UTM. Uỷ ban biên giới chung sẽ tổ chức một cuộc họp kín tại Phnom Penh vào cuối tháng này để thảo luận việc yêu cầu chuyên gia từ Pháp. 

Tuần trước các quan chức cao cấp của tỉnh Rattanakiri đã phản đối yêu cầu của chính phủ Việt Nam cho phép tiến hành xây dựng nhà cửa và trạm kiểm soát biên giới  ở quận O’Yadav sau cuộc họp giữa hai ban ở thành  phố Banlung. 

Campuchia và Việt nam bước đầu đồng ý  xây một trạm kiểm soát biên giới gần cửa biên giới ở huyện O’Yadav vào tháng 12. Nhưng tại buổi họp, các quan chức Rattanakiri từ chối yêu cầu được tiến hành xây dựng cổng biên giới cho đến khi Bộ Ngoại Giao ở Phnom Penh được thông báo. 

Trong hơn một năm nay, người dân, cảnh sát và quan chức chính quyền địa phương đã báo cáo về việc quân đội phía Việt Nam liên tục tiến hành xây dựng.

Tháng 4 năm ngoái quân đội Việt nam đã đào ít nhất 8 hồ nước, mỗi hồ dài 4 mét, rộng 8 mét và sâu 4 mét ở O’Koma gần đồn biên phòng ở xã Pok Nhai.

Vùng biên giới giữa Campuchia và Việt Nam kéo dài 1.270km. Vào tháng 3 rồi, các quan chức cảnh sát nhà nước tuyên bốt rằng 89% ranh giới đã được hoàn tất sau khi 282 trong tổng số 314 cột mốc đã được cắm dọc biên giới hai nước.


'CNXH Venezuela' chảy máu toàn diện

Venezuela “chảy máu” toàn diện


Venezuela “chảy máu” toàn diện
Người dân vạ vật xếp hàng để vào một siêu thị địa phương ở thủ đô Caracas - Venezuela Ảnh: REUTERS

Dân số Venezuela sụt giảm nhanh chóng giữa lúc hàng loạt công dân nước này tháo chạy vì thực phẩm và thuốc men cạn kiệt

Không tiền, không công việc ổn định nhưng sau khi từ Venezuela chạy tới Colombia hồi đầu tháng 7, người đàn ông gọi mình là Eduardo cũng bắt đầu có da có thịt, trở lại phong độ như lúc quê nhà chưa chìm sâu vào khủng hoảng kinh tế . Ông không dám tiết lộ tên thật bởi vẫn đang là dân nhập cư bất hợp pháp.
Tìm đường thoát thân
Ở thị trấn quê nhà Barquisimeto - Venezuela, viên kỹ sư 44 tuổi nêu trên kiếm 18 USD/tháng, không đủ trang trải cuộc sống của bản thân và cậu con trai do lạm phát tăng vọt trong khi thực phẩm, thuốc men khan hiếm triền miên. Ông Eduardo cho biết từ khi tìm đường sang thủ đô Bogotá - Colombia, ông cũng chỉ làm mấy việc lặt vặt nhưng ít nhất vẫn có cái để ăn.
“Trở về Venezuela thì tất cả chúng tôi chẳng có gì ăn. Hầu hết gia đình ở Venezuela ngày nay đều hy vọng có thành viên nào đó tới được miền đất khác để gửi tiền về nhà” - ông Eduardo trải lòng với báo Financial Times (Anh).
Cùng cảnh ngộ, một nhân viên kế toán đồng hương với ông Eduardo đến Colombia cuối tuần qua và đang vật lộn để bám trụ dù “phải đứng ở góc đường suốt ngày bán bánh arepas (một loại bánh bắp phổ biến ở cả Colombia và Venezuela)”.
Theo một quan chức cấp cao của cơ quan di trú Colombia, số người Venezuela vượt biên sang Colombia, cả hợp pháp và bất hợp pháp, đang tăng mạnh. Trong 2 tháng qua, gần 300.000 người từ quốc gia từng là “thiên đường dầu mỏ” đã đổ sang biên giới Colombia để mua thực phẩm và thuốc men. Chính phủ Colombia ước tính một phần không nhỏ trong số đó không quay về.
Dòng di dân Venezuela, chủ yếu ở tầng lớp trung lưu trở lên, không chỉ đến Colombia mà còn chạy sang Tây Ban Nha và Panama. Ngay cả Guyana, một trong những nước nghèo nhất Mỹ Latin, cũng phải ráo riết trục xuất người Venezuela sang tìm thức ăn.
Khủng hoảng nhân đạo
Kể từ khi Tổng thống Hugo Chávez nắm quyền năm 1999, người dân Venezuela bắt đầu ra đi, ban đầu là những ông chủ dầu mỏ, kế đó là các doanh nhân muốn thoát khỏi tình trạng kiểm soát tiền tệ, rồi tới giới sinh viên tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. Giờ đây, ngày càng nhiều người thuộc đủ tầng lớp liều mình chạy trốn điều mà giới quan sát gọi là “một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang định hình”. Những người ở lại phải đối mặt hằng ngày với tình trạng khan hiếm thực phẩm và thuốc men, tỉ lệ giết người gia tăng, lạm phát nhảy vọt…
Số người Venezuela xin tị nạn ở Mỹ tăng tới 168% kể từ năm ngoái, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ). Trong khi đó, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn cho biết số người Venezuela xin tị nạn nhảy vọt từ 127 người năm 2000 lên tới 10.300 người hồi năm ngoái. Giáo sư xã hội học Tomás Páez-Bravo thuộc Trường ĐH Trung tâm Venezuela cho biết khoảng 1,8 triệu người Venezuela đã rời bỏ đất nước trong 17 năm qua và làn sóng này diễn ra mạnh hơn trong những năm gần đây.
Thực trạng Venezuela hiện nay khiến sức ép lên Tổng thống Nicolas Maduro không ngừng gia tăng, trong đó có nỗ lực của phe đối lập nhằm tổ chức cuộc trưng cầu ý dân để lật đổ ông. Hãng tin Reuters hôm 22-8 dẫn lời lãnh đạo Đảng Xã hội cầm quyền Jorge Rodriguez cho biết ông Maduro đã ấn định thời hạn 48 giờ để 5 bộ trưởng sa thải những viên chức ủng hộ kiến nghị tiến hành cuộc trưng cầu ý dân nêu trên. Theo một số tổ chức nhân quyền và truyền thông địa phương, hàng trăm người phản ánh họ đã bị đuổi việc vì ký tên vào kiến nghị.
Mặt khác, trong nỗ lực xoa dịu dư luận, ông Maduro cam kết mở rộng chương trình chăm sóc y tế đến tất cả các bang vào đầu năm 2017. Chương trình “Misión Barrio Adentro” này do cố Tổng thống Chavez khởi xướng năm 2003 nhằm cung cấp dịch vụ y tế công cho các cộng đồng người nghèo trong nước.
Những kết quả khả quan ban đầu của chương trình trong việc giảm tỉ lệ chết non của trẻ em từng được Tổ chức Y tế thế giới và UNICEF ghi nhận. Thế nhưng, những năm gần đây, hiệu quả của chương trình đi xuống khi hàng ngàn cơ sở y tế bị bỏ phế và các chuyên gia - chủ yếu từ Cuba - bỏ đi.
Theo Thu Hằng
Người Lao Động

Quanh co ngụy biện Bộ Y tế: Còn lâu cá mới ăn được !

Cuối tháng 8 công bố “ăn cá được chưa”


Tuổi trẻ

Cuối tháng 8 công bố “ăn cá được chưa”
Ngư dân xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang rất cần được ổn định cuộc sống, hoạt động đánh bắt cá trở lại bình thường như trước đây - Ảnh: VĂN ĐỊNH

Đó là khẳng định của bà Trần Việt Nga, phó cục trưởng Cục An toàn thCông bố nguyên nhân cá chết trắng tại hồ công viên Đà Nẵng sau 5 ngày nữa

Theo bà Nga, một hội đồng khoa học đã được lập và chậm nhất cuối tháng 8 này Bộ Y tế sẽ công bố đánh bắt cá ở bốn tỉnh bắc miền Trung được hay chưa, cá vùng nào ăn được, vùng nào chưa... Bà Nga nói với chúng tôi.
Sau khi xuất hiện tình trạng cá chết bất thường ở miền Trung (tháng 4-5 vừa qua), chúng tôi lấy trên 430 mẫu hải sản tươi ở các cảng cá, chợ cá với các mẫu là tất cả các loại cá đánh bắt được ở vùng biển bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế để kiểm tra thì tỉ lệ mẫu nhiễm kim loại nặng cao.
Giờ phút này thì số mẫu nhiễm kim loại nặng đã giảm nhiều, như tháng 7 còn 7/27 mẫu, tỉ lệ là 25,9%, tháng 8 tính đến nay có 1/18 mẫu có dư lượng cadimi cao vượt ngưỡng. Nhưng nói ở góc độ sức khỏe, một mẫu có dư lượng cao vẫn là nguy hiểm.
* Vậy tại sao tháng 4-5, khi tỉ lệ mẫu có dư lượng kim loại nặng trong hải sản đánh bắt được cao như vậy mà cục không công bố? Trong khi đó, đây là vấn đề rất nghiêm trọng và người dân không thể phân biệt được đâu là cá đánh bắt ở bốn tỉnh có cá chết và ô nhiễm kim loại nặng, đâu là “cá an toàn”?
- Tất cả kết quả đó chúng tôi đã bàn giao cho Bộ Tài nguyên - môi trường và theo chúng tôi được biết, đó là một phần cơ sở giúp tìm ra nguyên nhân vụ cá chết tại bốn tỉnh miền Trung. Khi chúng tôi bàn giao, Bộ Tài nguyên - môi trường có trách nhiệm công bố.
Còn việc sử dụng cá thì thời điểm đó chúng tôi đã sớm có văn bản đề nghị người dân tuyệt đối không sử dụng cá chết làm thực phẩm cho người và thức ăn gia súc. Cá đánh bắt được cũng để trong kho lạnh chưa đưa ra thị trường, nhất là cá đánh bắt trong thời điểm xảy ra khủng hoảng môi trường là giai đoạn từ tháng 4, tháng 5-2016.
* Tháng 6-2016 đã có những tranh cãi về chuẩn chất cấm trong cá, trong khi Bộ Y tế cho rằng có thể cho phép dùng cá có dư lượng phenol trong ngưỡng, còn Sở Y tế Quảng Trị lại lo ngại chất cấm này khi phát hiện một kho lạnh chứa 30 tấn cá có dư lượng phenol. Vậy chất nào là chất cấm và số phận lô cá có phenol ấy hiện ra sao?
- Lô cá đó lấy mẫu chưa chuẩn và khi được lấy mẫu lại đánh giá thì không phải cá đó có dư lượng phenol vượt ngưỡng, mà là nhiễm chì và cadimi cũng là các kim loại nặng. Hiện nay việc giám sát chất lượng cá vẫn chú trọng vào các chỉ tiêu kim loại nặng.
* Gần năm tháng đã qua kể từ khi cá bắt đầu chết ở miền Trung, nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa trả lời được câu hỏi “ăn cá được hay chưa” có phải là quá chậm, thưa bà?
- Như tôi đã nói, số mẫu còn dư lượng kim loại nặng vượt ngưỡng đã giảm dần về số lượng và hàm lượng. Hôm 22-8, Bộ Tài nguyên - môi trường công bố tắm biển đã an toàn, nhưng ở phương diện cá ăn được chưa Bộ Y tế vẫn đang giám sát.
Chậm nhất là cuối tháng 8 sẽ công bố, dựa trên những kết quả phân tích từ mẫu hải sản tươi lấy ngẫu nhiên từ vùng biển bốn tỉnh. Một hội đồng khoa học đã được thành lập để đánh giá cá ăn được hay chưa.
Hạn chót là cuối tháng 8 nhưng chúng tôi sẽ cố gắng nếu có thể công bố sớm hơn. Chúng tôi khẳng định việc công bố hoàn toàn dựa trên sự thật.
* Tại sao các ngành chức năng không phối hợp làm rõ cá vùng nào ăn được, vùng nào chưa, kể cả cá đánh bắt ngoài vùng 20 hải lý cho rõ ràng, để ngư dân và người dân không bị thiệt hại?
- Chúng tôi đã bàn nhiều rồi, vùng biển nào đã cho nuôi cá trở lại thì Bộ Tài nguyên - môi trường đã công bố và những vùng đã cho nuôi trở lại được thì được phép khai thác.
* TSKH Nguyễn Tác An (nguyên viện trưởng Viện Hải dương học):
Làm sạch biển, vẫn cần con người 
tác động
Muốn làm sạch cho một vùng đã bị ô nhiễm do tác động của con người phải dựa vào hai cơ chế. Đó là dựa vào bản chất, cơ chế tự làm sạch của thiên nhiên và dựa vào sự can thiệp, tác động của con người.
Về tự nhiên, phải công nhận khả năng tự làm sạch của vùng biển VN và miền Trung rất cao, vì đây là vùng nhiệt đới, có đa dạng sinh học cao nên sự phân rã sinh học rất lớn, có thể đến 30-40%, đồng thời vùng biển miền Trung có động lực mạnh của dòng chảy.
Đó là khả năng “trời cho” nhưng nói như vậy không có nghĩa con người có thể “bình chân” trong việc làm sạch môi trường biển miền Trung đã bị Formosa xả thải ra làm ô nhiễm. Bởi nếu như không có những tác động tích cực của con người bằng các giải pháp công nghệ thì khả năng tự làm sạch của tự nhiên sẽ không giải quyết được vấn đề.
Chẳng hạn người ta bảo chất độc ở đó đang được làm sạch bằng cách trôi rửa đi, nhưng nên nhớ các chất độc khi trôi rửa đi nó không làm bẩn chỗ này thì nó sẽ làm bẩn chỗ kia. Bởi nó không phải là hết độc được mà chỉ loãng dần ra thôi.
Muốn làm sạch vùng biển miền Trung, trước hết phải xác định cho đúng khu vực biển còn ô nhiễm hay không. Cứ bắt cá bỏ vào các vùng biển đó thử xem cá có sống được hay không, nếu cá sống được thì môi trường đó tốt. Đó là phương pháp rẻ nhất, đơn giản nhất, ai cũng có thể làm được và ai cũng thấy được.
P.S.NGÂN ghi
Theo Lan Anh
Tuổi trẻ

26 tỷ đồng trong tài khoản biến mất, ngân hàng VP thoái thác trách nhiệm

Sài Gòn giải phóng

26 tỷ đồng trong tài khoản biến mất, ngân hàng thoái thác trách nhiệm

Một doanh nghiệp (DN) đã kêu cứu về việc hơn 26 tỷ đồng gửi trong tài khoản Ngân hàng VPBank bị biến mất nhưng ngân hàng thoái thác trách nhiệm với lý do nhân viên làm sai đã nghỉ việc, vụ việc đang giao cho cơ quan điều tra!

  • Tiền mất, ngân hàng đứng ngoài cuộc, còn cơ quan điều tra thì dù khách hàng đã nộp đơn tố cáo gần một năm nhưng vụ việc vẫn chưa được xử lý… Chẳng lẽ không có nơi nào chịu trách nhiệm, khiến người dân và doanh nghiệp sống trong hoang mang?
Cán bộ ngân hàng mua séc, 26 tỷ đồng của DN bốc hơi!
Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Quang Huân (trụ sở ở Củ Chi, chuyên mua bán nông sản) mở tài khoản tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) từ cuối tháng 3-2015. Trong mùa mua bán nông sản, khách hàng thanh toán tiền hàng vào tài khoản này ước tính khoảng 26 tỷ đồng.
Cuối vụ, khoảng tháng 7, bà Trần Thị Thanh Xuân, Giám đốc Công ty Quang Huân, đến rút tiền thì tá hỏa bởi 26 tỷ đồng trong tài khoản đã biến mất, chỉ còn lại vài trăm ngàn đồng đủ “giữ” tài khoản. Bà muốn kiểm tra tài khoản thì nhân viên ngân hàng yêu cầu bà làm thủ tục đổi chữ ký, vì cho rằng chữ ký của bà không giống như chữ ký đã giao dịch trước đây!
Nhìn sao kê tài khoản, bà càng ngạc nhiên hơn nữa là trong lúc bà chạy đôn chạy đáo mua bán ở kho thì tài khoản của bà giao dịch “rút, chuyển” liên tục từ số tiền khách thanh toán chuyển vào tài khoản của mình. Việc ký séc, chi séc diễn ra liên tục, trong khi bà chưa hề mua séc lần nào. Hóa ra, trong bản sao kê ghi rõ, người mua séc của công ty bà chính là nhân viên Ngân hàng VPBank Đoàn Thị Thúy Hằng và người rút séc là chồng bà Hằng, tên Nguyễn Huy Nhựt, cùng 2 người bạn tên Đỗ Đình Bảo, Phạm Văn Trinh.
Trong thời gian ngắn, cứ số tiền khách chuyển vào tài khoản bao nhiêu thì Nhựt, Bảo, Trinh dùng séc (do chính nhân viên ngân hàng Đoàn Thị Thúy Hằng mua) để rút tiền mặt hoặc chuyển vào Công ty Thanh Tâm do vợ Phạm Văn Trinh đứng tên.
Điều đáng nói là ngay khi tạo tài khoản, bà Trần Thị Thanh Xuân có đăng ký thông báo giao dịch Mobile banking vào số điện thoại cá nhân bà. Trong sao kê tài khoản cũng thể hiện ngân hàng thu phí Mobile banking đầy đủ, nhưng bà không hề nhận được bất kỳ tin nhắn nào về các giao dịch trên.
Có hay không việc ngân hàng tiếp tay?
Hành trình khiếu nại của bà Trần Thị Thanh Xuân từ tháng 7-2015 đến nay gần như đi vào ngõ cụt khi ngân hàng thoái thác trách nhiệm với lý do nhân viên mua séc của ngân hàng đã nghỉ việc, hồ sơ đã chuyển cho công an điều tra, chỉ có công an mới có quyền mời nhân viên đó lên làm việc, chứ với nhân viên nghỉ việc thì ngân hàng không có quyền mời!
Tiếp phóng viên, bà Đàm Thanh Hương, Trưởng Nhóm dự án truyền thông Ngân hàng VPBank, cho xem bộ hồ sơ đăng ký mở tài khoản có chữ ký ghi tên Trần Thị Thanh Xuân (Giám đốc Công ty Quang Huân) nhưng thật ra chữ ký đó là của Phạm Văn Trinh - một trong số những người tham gia rút tiền.
Trong hồ sơ, tất cả chữ viết đều không phải là chữ viết của bà Xuân. Bà Xuân cho rằng đó là hồ sơ giả do nhân viên ngân hàng Thúy Hằng cùng chồng và Phạm Văn Trinh câu kết giả hồ sơ và con dấu công ty của bà. Bà cũng cung cấp các chữ ký và chữ viết trước đây Phạm Văn Trinh ký tại các phòng công chứng, cơ quan thuế để đối chiếu thì đúng đó là chữ ký và chữ viết của Trinh nhưng lại ghi tên giám đốc Xuân.
Dù phía ngân hàng cho chúng tôi xem hồ sơ, nhưng tất cả đều là bản photo, chữ viết kê khai theo các mẫu của ngân hàng không phải của Giám đốc Thanh Xuân (chủ tài khoản). Ngay trong các hợp đồng được ký trực tiếp của Công ty Quang Huân với Giám đốc chi nhánh Ngân hàng VPBank cũng được ký chữ ký của Phạm Văn Trinh. Chúng tôi yêu cầu xem lại camera các ngày giao dịch để làm rõ người ký hợp đồng thì ngân hàng hẹn lại ngày khác.
 Chữ ký và chữ viết thật của Phạm Văn Trinh tại phòng công chứng trùng với chữ ký mang tên Giám đốc Trần Thị Thanh Xuân trong tờ séc
Chữ ký và chữ viết thật của Phạm Văn Trinh tại phòng công chứng trùng với chữ ký mang tên Giám đốc Trần Thị Thanh Xuân trong tờ séc
Bà Xuân cũng yêu cầu ngân hàng cho xem bản chính hồ sơ thì không được ngân hàng cung cấp vì… quy định bảo mật! Trong lúc nóng bỏng, chính chủ tài khoản bị mất tiền muốn xem lại hồ sơ của mình thì ngân hàng gây khó dễ, đòi hỏi phải “làm đơn, đóng dấu” mới giải quyết. “Nếu ngân hàng bảo mật tốt cho khách hàng như thế thì tôi đâu bị mất tiền…”, bà Xuân than trời!
Nhìn qua hồ sơ ngân hàng và bản đối chiếu, mắt thường cũng có thể nhận thấy ngay chữ ký đó là của Phạm Văn Trinh và chữ viết không phải của bà Xuân. Do vậy, có cơ sở để bà Xuân đặt vấn đề “nếu không có sự câu kết của nhân viên ngân hàng thì không thể nào một người đàn ông lại có thể mạo nhận phụ nữ giao dịch với ngân hàng mà ngay tên gọi đã có chữ “Thị” được”.
Bà Xuân yêu cầu ngân hàng làm rõ việc nhân viên ngân hàng Đoàn Thị Thúy Hằng đã đứng tên mua séc của công ty bà và tiếp tay cho các giao dịch đánh cắp tiền từ tài khoản của bà, nhưng không được ngân hàng hợp tác, cứ bảo nhân viên đã nghỉ việc. Trong khi, theo pháp luật, nhân viên dù đã nghỉ việc, nhưng trước đây nhân viên đó tiến hành các giao dịch với tư cách là người của ngân hàng thì mọi vi phạm của nhân viên gây ra, ngân hàng phải chịu trách nhiệm.
Quá bức xúc, bà Xuân gửi đơn tố giác đến Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TPHCM từ tháng 9-2015. Vụ việc rõ ràng và đơn giản nhưng chẳng hiểu vì sao, đến nay đã gần 1 năm vẫn chưa được công an xử lý.
Theo Hàn Ni
Sài Gòn giải phóng

Việt Nam đưa tên lửa ra Trường Sa: Thông tin tình báo từ đâu ra?

Rất đặc biệt, một bản tin gần đây của hãng tin Anh Reuters cho biết Hà Nội đã vận chuyển các giàn phóng từ đất liền tới 5 căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây, một động thái có thể khiến căng thẳng với Bắc Kinh. Bài phóng sự này của phóng viên Greg Torode đã dẫn nguồn tin từ giới chức phương Tây, gồm các nhà ngoại giao và quan chức quân đội (không biết nước nào), và từ… “thông tin tình báo”.
Suc manh dang gom ten lua EXTRA cua Hai quan Viet Nam
Quân đội VN lần đầu tiên giới thiệu tên lửa EXTRA do Israel sản xuất vào tháng 5/2015. Ảnh BBC

Nếu bản tin trên là đúng sự thật, có thể cho rằng đây là một scandal hiếm hoi lộ bí mật quân sự ở tầm chiến lược của giới quốc phòng Việt Nam trong suốt nhiều năm qua.
Scandal gần nhất của giới quân sự Việt Nam xảy ra vào năm 2015, không phải liên quan đến hoạt động quân sự, mà lại trực chỉ vào viên “đại tướng chữa bệnh” Phùng Quang Thanh. Ông Thanh được đồn đoán bị ám sát ở Paris, đã chết…, nhưng sau đó lại trở về Việt Nam một cách bình yên, tuy sau đó gần như “mất tích” trên chính trường. 
Còn với scandal lần này, “thông tin tình báo” mà Reuters dẫn có thể phát ra từ đâu?
Thật khó có thể hình dung rằng với truyền thống bảo mật lâu đời luôn ở cấp độ cao của quân đội Việt Nam, những tin tức về vụ đưa tên lửa ra Trường Sa lại được rò rỉ từ nội bộ giới lãnh đạo. Mà thông thường, cứ mỗi khi có sự cố gì đó thì nội bộ đảng lại đẩy hết cho “thế lực thù địch gây ra”.
Tuy nhiên, nếu xét trên căn bản “truyền thống xung đột” trong những năm gần đây, đặc biệt từ khoảng cuối năm 2014 cho đến đại hội 12 vào đầu năm 2016 của đảng cầm quyền, có thể không loại trừ việc tin tức quân sự được tung ra từ nội bộ nhằm mục đích phá nhau. Trong thực tế, đã có quá nhiều biểu hiện như thế, khi tài liệu nội bộ được những bàn tay bí ẩn nào đó tung như bươm bướm lên mạng xã hội ngay trước đại hội 12, trong đó nổi bật là “hồ sơ chiêu hồi” của ông Nguyễn Công Khế - nguyên tổng biên tập báo Thanh Niên, và bức thư của thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng gửi Bộ chính trị, giải trình 12 điểm bị tố cáo.  
Cũng có một cơ sở để cho rằng quân đội Việt Nam quả đã đưa tên lửa ra Trường Sa, khi bản tin của Reuters dẫn rằng Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, đã nói với Reuters tại Singapore hồi tháng Sáu rằng Hà Nội không có giàn phóng tên lửa hay vũ khí như thế tại Trường Sa, nhưng bảo lưu quyền thực hiện bất kỳ biện pháp nào. Nguên văn lời nói của tướng Vịnh là: “Di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của chúng tôi”.  
Đây là một khẩu khí “lạ” của tướng Vịnh. Trước đây chưa từng xuất hiện những ngôn từ này nơi viên tướng bị coi là rất thiếu minh bạch về quan điểm đối ngoại.
Nhưng dù thế nào đi nữa, hiện tượng có vẻ đáng tin cậy về việc Việt Nam đưa tên lửa ra Trường Sa đã bắt buộc Trung cộng phải phản ứng, cùng lúc đặt chính thể Việt Nam vào thế không thể thoái thác khả năng đối đầu quân sự với Trung cộng ở Biển Đông trong thời gian tới.

Lê Dung 

Quân đội Nga và Trung Quốc xác nhận tập trận ở biển Đông

Cuộc thao dượt hải quân giữa Trung Quốc và Nga sẽ diễn ra trên biển Đông từ ngày 12 tới 19 tháng Chín. Theo các hãng tin, trong cuộc tập trận chung, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cùng với hải quân Trung Quốc sẽ diễn tập việc phòng thủ cũng như triển khai binh sĩ trên biển Đông.

Kết quả hình ảnh cho tin tuc 24h
Tàu khu trục mang tên lửa Harbin (112) của Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga và Trung Quốc kéo dài 1 tuần ngoài khơi vùng biển Thượng Hải, ngày 24/5/2014.

Kế hoạch này đã được đôi bên thống nhất trong cuộc họp bàn về công tác chuẩn bị tại Trạm Giang, Trung Quốc. Đôi bên trước đây từng diễn tập hải quân, nhưng đây là lần đầu tiên kể từ khi Tòa Trọng tài ở La Haye, Hà Lan, ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc tháng trước tuyên bố đây là cuộc tập trận “thường lệ” và “không nhắm vào bất kỳ quốc gia thứ ba nào”.
Cuộc tập trận diễn ra cùng tháng Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Trung Quốc mà nước chủ nhà tuyên bố không muốn vấn đề biển Đông được đề cập.
Trong khi đó, hôm qua, 22/8, hải quân Trung Quốc bắt đầu tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài đến ngày 24/8 ở Vịnh Bắc Bộ, nơi có một số tranh chấp lãnh hải giữa các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Theo Interfax, Itar-Tass, Washington Times, Reuters

(VOA) 

Chiến sỹ công an kêu oan: Một mình sao làm được?


Bình Luận Án: Dưới đây là một bài viết đăng trên trang cá nhân của một nhà báo với tit "Nét chữ công an". Nhiều khả năng báo chính thống sẽ đưa tin về sự việc này. Chuyện tất cả cùng làm, nhưng chỉ cấp dưới phải chịu như một con tốt thí hoàn toàn không phải là điều mới mẻ trong xã hội "ưu việt" của chúng ta. Chính tôi, trong nghề nghiệp của mình, đã thấy nhiều trường hợp như vậy. Có vậy mới phần nào hiểu vì sao có những phát súng k59! Tôi có hỏi, thì được người viết cho biết thêm là "Cơ quan điều tra VKSNDTC vào rồi, nhưng không biết họ bới ra hay gói lại". Thấy thương và bức xúc cho anh công an gặp vận đen!

http://nld2.vcmedia.vn/thumb_w/600/2016/giet-chet-con-cha-vao-tu-lanh-an-1464341574230-crop-1464341599798-crop-1464341616880.jpg
Theo đơn của Tiền, số tang vật này Tiền đem bán và đem cho đều theo chỉ đạo của cấp trên và số tiền bán xe cũng được giao hết cho cấp trên chứ Tiền không giữ
Nét chữ công an
Lấy 8 chiếc xe tang vật trả lại cho dân buôn lậu, thượng sỹ trẻ bị tước quân tịch. Anh ấy đã kêu oan nhiều nơi, vì tất cả đều theo chỉ đạo cấp trên. Trước khi bị tước quân tịch, anh ấy thu thập nhiều tài liệu về sai phạm nghiêm trọng của cấp trên. Thượng sĩ kêu oan, cấp trên bị chuyển hết đi nơi khác. Nét chữ của người này rất đáng tin. Anh ấy đã nắn nót viết lá đơn rất dài. Tiếp xúc, thái độ đàng hoàng, tử tế. Tài liệu cũng rất ổn.
Theo hồ sơ, tháng 2.2015, Đội CSĐT tội phạm về kinh tế - ma túy, Công an thị xã Tân Châu kiểm tra các phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thì phát hiện bị mất một số xe gắn máy. Do số xe bị mất trộm khá nhiều nên ngày 26.2.2015, thượng tá Lê Văn Ở - Trưởng Công an thị xã Tân Châu - ra quyết định số 52/QĐ-CATX thanh tra việc cán bộ, chiến sĩ có dấu hiệu sai phạm trong quản lý tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực chống buôn lậu.
Kết luận thanh tra cho thấy: Nguyễn Phước Tiền đã lấy xe tang vật để bán 9 chiếc với giá 21.000.000 đồng; có 3 chiếc đem cho các ông Nguyễn Thành Sơn, Cao Văn Tuấn và Hứa Thanh Liêm; ngoài ra Tiền còn đưa ông Liêm “bán giùm” một chiếc với giá 1.000.000 đồng. Sau khi xe bán ra, có 3 chiếc bị bắt lại do các đối tượng dùng xe này để vận chuyển hàng lậu, 8 chiếc còn lại lần lượt bị thu hồi. Riêng 2 xe mà Tiền giao cho ông Hứa Thanh Liêm, ông này bán cho ai không rõ nên không thu hồi được.
Do những sai phạm này, Tiền bị tước quân tịch và khai trừ Đảng. Tuy nhiên, Tiền làm đơn khiếu nại với lý do số lượng tang vật lớn như vậy một mình Tiền thì không thể tự ý lấy ra. Theo đơn của Tiền, số tang vật này Tiền đem bán và đem cho đều theo chỉ đạo của cấp trên. Số tiền bán xe cũng được giao hết cho cấp trên chứ Tiền không giữ.
Trả lời khiếu nại của Tiền, đại tá Phan Quang Điểm - Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang - khẳng định: Tiền vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc quản lý tang, tài vật và vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự. Nếu xử lý đúng, phải truy tố trước pháp luật. Tuy nhiên, Ban giám đốc Công an tỉnh đã cân nhắc, chiếu cố gia đình truyền thống nên chỉ quyết định kỷ luật với hình thức “Tước danh hiệu Công an nhân dân”. Đối với vụ việc ông Tiền cung cấp thông tin cán bộ lãnh đạo, chỉ huy Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế - chức vụ, Công an thị xã Tân Châu có liên quan đến vụ việc, Ban giám đốc chỉ đạo Thanh tra Công an tỉnh làm rõ.
Theo khảo sát của phóng viên Dân Việt, kho xe tang vật của Công an thị xã Tân Châu kín cổng cao tường, được bảo vệ 24/24h, an ninh nghiêm ngặt.
Trương Hữu Danh
* Trương Hữu Danh là một nhà báo đang sống và làm việc tại Long An
(Bình Luận Án)

Sự sụp đổ của chế độ Cộng sản Việt Nam đã đến hồi kết?


http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/c2aaedb9c36044acac038c3f07825549.jpg

Tiến sĩ Lê Minh Nguyên trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành

Sau khi cướp được chính quyền vào hang 8/1945 dùng công cụ chuyên chính vô sản để cai trị đất nước giới càm quyền công sản Việt Nam không từ bỏ một thủ đoạn dã man, tan bạo nào để duy trì chế độ đọc tài toàn trị trong hơn 70 năm qua trên miền Bắc và hơn 40 năm trong cả nước.

Tức nước vỡ bờ, bằng nhiều hình thưc tranh đấu nhân dân ta đã và đang vượt qua sợ hãi vùng lên tranh đấu bằng sức mình cùng với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để giành lấy cuộc sống dân chủ , tự do thật sư, xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị

Tiến sĩ Lê Minh Nguyên trong cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành đã nêu lên những dữ kiện khẳng định sự sụp đổ của chế độ công sản Việt Nam đã đên hồi kết.

Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe


(Tiếng Dân Việt) 

Chỉ thu hồi 8% tài sản tham nhũng: đảng lấy đâu tiền tiêu xài?

Một báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện luật phòng chống tham nhũng của thanh tra chính phủ phải thừa nhận hơn 92% số tiền tham nhũng bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được. Chẳng hạn vụ án tham nhũng tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) theo quyết định của bản án, bị cáo Dương Chí Dũng phải bồi thường cho Vinalines số tiền là 110 tỷ đồng, nhưng cơ quan thi hành án mới xử lý tài sản kê biên và thu được hơn 14 tỉ đồng.
Kết quả hình ảnh cho hình ảnh đại hội đảng
Nếu hết tiền, liệu sẽ còn những đại hội đảng như thế này? (Ảnh giaoduc.net.vn)

Hay vụ Huỳnh Thị Huyền Như với số tiền phải thi hành án là gần 14,000 tỉ đồng nhưng ước tính sơ bộ, tài sản kê biên, phong tỏa để bảo đảm thi hành án chỉ khoảng hơn 500 tỉ đồng. Đây chỉ là 2 trong số nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn khó có khả năng thu hồi tài sản.
Cho tới nay, “tham nhũng vẫn ổn định”- nói theo một khái niệm mà Tổng Thanh Tra Chính Phủ Huỳnh Phong Tranh đã phát ra vào năm 2015. Cứ nhìn vào hiện tượng gần một triệu cán bộ kê khai tài sản trên toàn quốc, mà chỉ phát hiện có năm trường hợp “kê khai không trung thực” là đủ biết mật độ tham nhũng và bao che tham nhũng dày đặc đến thế nào. Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng cũng quá thấp. Chẳng hạn như ở Sài Gòn, chỉ thu hồi được 5 tỷ trong số 2,000 tỷ đồng bị thất thoát, tức chỉ có 0.25%, thua rất xa tiêu chuẩn của thế giới là 30% trở lên.
Tham nhũng không chỉ là “quốc nạn” mà còn là “quan nạn”. Bởi chỉ người có chức vụ, quyền hạn mới tham nhũng được. Còn người dân, cán bộ công chức bình thường khó có thể tham nhũng. Một tổng kết cho thấy gần 80% vụ tham nhũng do quần chúng phát hiện chứ không phải từ các cơ quan chức năng phanh phui.
Sau đại hội 12, những người bên đảng đã giành thắng lợi lớn trong cuộc chiến quyền lực và có thể tự hào “đã loại được một nhà độc tài.” Nhưng xét cho cùng, nếu chính trị không mang lại lợi ích gì cho xã hội và người dân thì đó chỉ là một thứ chính trị vô nghĩa, một thứ chính trị báo trước tương lai sụp đổ.
Năm 2015, Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế đánh giá Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng, nhưng phát hiện và trừng trị được tham nhũng thì rất ít.
Tình trạng bế tắc ngân sách đảng cũng vì thế ngày càng trầm trọng. Trong bối cảnh nền kinh tế đã suy thoái năm thứ 8 liên tiếp, và ngân sách chính phủ đang có nhiều dấu hiệu không còn cáng đáng nổi ngân sách đảng, bài toán “tiền đâu” đối với các cơ quan đảng là vô cùng thiết thân. Bởi nếu thiếu hụt ngân sách nặng nề, đảng sẽ phải tự “tinh giản biên chế” – đều mà hầu như không một quan chức nào muốn. Sẽ có hàng ngàn quan chức đảng cấp thấp và cả bậc trung phải ra đường hoặc về vườn sớm. Sẽ có những cơ quan đảng cấp quận huyện và cả tỉnh thành phải giải tán vì hết tiền.
Vào năm 2015, vụ Thành ủy Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu suýt nữa vỡ nợ. Đó là những bằng chứng hùng hồn về nạn phung phí đến cháy túi tại nhiều cơ quan đảng địa phương.
Nếu “làm tốt” trong một ít vụ án như Vinalines hay Huỳnh Thị Huyền Như, và có thể nâng mức thu hồi tài sản thất thoát, tham nhũng lên khoảng 30%, đảng có thể thu được hàng chục ngàn tỷ đồng – tương đương với con số mà vào năm ngoái chính phủ đã thu được sau khi bắt buộc phải thoái vốn tại một số doanh nghiệp lớn, trong đó có cả “con bò sữa Vinamilk.
Nhưng cho tới giờ, mọi chuyện vẫn vô khả thi. Cùng với thông tin cho biết nhiều cơ quan đảng đã phải dùng đến “quỹ đen” (một loại quỹ dự phòng không công bố), tương lai ngân sách của đảng đang cực kỳ bất bênh và chưa chừng sẽ hoàn toàn cạn kiệt trong một triển vọng không quá xa xôi.
Lê Dung

Vụ Yên Bái: Lãnh đạo nghiêm cấm cán bộ viếng hung thủ Đỗ Cường Minh

 DXS: Chưa có kết luận điều tra của vụ án thì chưa thể dùng từ "hung thủ" khi nói về Đỗ Cường Minh được. Và như vậy lại càng không được phép ngăn cấm cán bộ Yên Bái đến phúng viếng ông này. Hơn nữa, truyền thống đạo lý của người Việt Nam coi "nghĩa tử là nghĩa tân", như vậy việc ngăn cấm người đến viếng tang Đỗ Cường Minh vừa trái pháp luật, trái đạo lý của người VN. Câu hỏi đặt ra là, cơ quan chức năng lý giải như thế nào về vết đạn gọi là “tự sát” của Đỗ Cường Minh đi từ sau gáy ra đằng trước  (theo lời vị bác sỹ Giám đốc BV Yên Bái Vàng A Sáng khi trả lời báo Tiền Phong. Bài báo này sau khi đăng đã bị rút xuống).
Tóm lại, dù ai là thủ phạm, ai là nạn nhân và nguyên nhân là gì đi nữa, thì việc chính quyền tỉnh Yên Bái ngăn cấm cán bộ CNV trong tỉnh không được đến phúng viếng Đỗ Cường Minh cho thấy cách xử lý rất yếu kém, bí bách, lung túng,  không thấu tình đạt lý trong vụ này. 
Hung thủ Đỗ Cường Minh và đoàn xe tang


LINH MỤC FRANCISCO DE PINA LÀ VỊ THỦY TỔ PHÁT MINH RA CHỮ QUỐC NGỮ?



Minh Châu

 Trong một bài đăng trên Quảng Nam Cuối tuần số ra ngày 21/8/2016, nhà nghiên cứu Thy Hảo Trương Duy Hy viết rằng: “Sau ngày bị nạn tại biển Hội An (15/12/1625) tất cả công trình nghiên cứu chữ quốc ngữ của Francisco de Pina (ảnh), là những tài liệu, được tập trung vào tay Alexandre de Rhodes, giúp cho Rhodes sử dụng cùng với những tài liệu của các giáo sĩ dòng Tên khác của thời đó viết nên Tự điển Annam - Lusitan - Latinh năm 1651…”.
Nhiều công trình nghiên cứu khẳng định chữ quốc ngữ được linh mục Francisco de Pina một giáo sĩ người Bồ Đào Nha tạo ra khi ông đặt chân đến dinh trấn Thanh Chiêm, Quảng Nam. Ý kiến này sẽ được đưa vào bàn luận sâu hơn tại hội thảo diễn ra ngày 24/8/2016 tại Điện Bàn, Quảng Nam.
Theo nhà nghiên cứu Hồ Thế Vinh, từ năm 1615 về sau, Dinh trấn Thanh Chiêm đã trở thành vùng đất khai sinh chữ quốc ngữ khi Giáo đoàn Francisco Bozomi đến Dinh trấn Thanh Chiêm mở đầu công cuộc truyền bá đạo Kito. Với nhu cầu làm việc của mình, các giáo sĩ đã sáng tạo ra loại ngôn ngữ mới phù phù hợp với các giáo dân đang sống ở đây, mà người đi tiên phong trong hành động có tính lịch sử này giáo sĩ Francisco de Pina người Bồ Đào Nha.
Gần đây, tiến sĩ Rolland Jacques trong tác phẩm “Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học”, đã chứng minh được giáo sĩ Francisco de Pina trong thời gian lưu lại ở Đàng Trong từ năm 1617, ông đã bắt đầu học tiếng Việt, trong quá trình tiếp xúc với người bản xứ, giáo sĩ Francisco de Pina đã nhiều lần qua lại Hội An và Thanh Chiêm. Ông nhận thấy "Kẻ Chiêm (tức Thanh Chiêm - nơi đặt dinh trấn) vẫn là nơi tốt nhất với tư cách là trung tâm của triều đình.
Ở đây người ta nói rất hay, có sự đổ dồn của những người trẻ tuổi đến mà họ là những sĩ tử và bên họ, những ai bắt đầu học tiếng có thể tìm thấy mọi sự giúp đỡ. Chính vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn, F.de Pina đã có thể giảng đạo bằng tiếng Việt, cùng với giáo sĩ Christoforo Borri biên soạn kinh sách bằng tiếng nôm.
Trong giai đoạn 1617 - 1625 các công trình của F.de Pina thực hiện ở Dinh trấn Thanh Chiêm và Hội An đã ra đời sớm nhất. Riêng Thanh Chiêm còn là nơi có trường học đầu tiên, tại đây F.de Pina đã dạy tiếng Việt cho Alexandre de Rhodes và Antonio de Fontes với tư cách là bề trên và thầy giáo ở cơ sở này.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Mao: Tội phạm lớn nhất của lịch sử, hơn cả Hitler hay Stalin

Mai Vân


Kết quả hình ảnh cho tiananmen

Chân dung Mao Trạch Đông trước Thiên An Môn, 16/05/2016.REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Một tấm hình của Mao Trạch Đông màu đỏ máu chiếm trọn trang bìa với hàng tựa lớn « Mao, tội phạm lớn nhất lịch sử » : Tạp chí L’Obs tuần này (18-24/08/2016) đã không ngần ngại dành hồ sơ chính cho nhân vật lãnh đạo Trung Quốc đã khiến hàng chục triệu người dân của mình bị chết oan, nhưng ngày nay vẫn được chế độ Bắc Kinh tôn thờ. Điểm độc đáo trong hồ sơ của L’Obs chính là phần so sánh « tội ác » của Mao với hai nhà độc tài khét tiếng khác là Hitler và Stalin để đi đến kết luận : kẻ đứng đầu chính là Mao Trạch Đông.






L’Obs đã dành hơn 10 trang trong cho hồ sơ Mao Trạch Đông, một mặt tổng kết di sản thực sự mà Mao để lại 40 năm sau khi qua đời, một mặt khác cũng tìm hiểu tại sao Trung Quốc ngày nay vẫn tôn thờ kẻ gây tội ác này. Bài viết nêu bối cảnh năm nay là kỷ niệm đúng 40 năm ngày người « Cầm Lái Vĩ Đại » qua đời (09/09/1976) và 50 năm Cách Mạng Văn Hóa.
Stalin và Hitler còn thua xa Mao về số người bị thiệt mạng
Trả lời phỏng vấn về tội ác của Mao, sử gia Frank Dikotter, giải thích với phóng viên của L’Obs là Mao đã lấy Stalin làm gương và không chỉ làm y như Stalin mà còn muốn vượt qua nhà độc tài Xô Viết, muốn vượt lên trên cả Lê Nin. Theo sử gia này thì Mao phải chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 50 triệu người ở Trung Quốc.
Nếu dựa trên số người tử vong thì Mao cùng với Hitler, là hai kẻ vô địch phạm tội ác. Hitler đã gây ra cái chết của 55 triệu người, nhưng con số đó bao gồm cả nạn nhân những vụ thảm sát (người Do Thái) lẫn những người đã nằm xuống trong cuộc Thế Chiến Thứ II. Trong lúc đó, ở Trung Quốc, Mao đã gây ra số tử vong tương đương, hơn 50 triệu, thậm chí còn hơn thế : Nạn đói mà Mao đã gây nên và để kéo dài suốt 3 năm từ 1959 đến 1962 đã làm 45 triệu người chết, cộng thêm với hàng triệu người khác trong các thời kỳ bạo lực khác - ít nhất 5 triệu nữa.
Là tấm gương của Mao, nhưng Stalin vẫn còn thua xa Mao tính về số người bị hy sinh. So sánh 3 nhân vật này, Hitler, Mao và Stalin, sử gia Dikotter cho là điểm chung của họ là họ rất thông minh, không hề có cảm giác tội lỗi, có tài thao túng tuyệt đỉnh – cả con người lẫn tình thế.
Mao đã noi gương Stalin như các cuộc thanh trừng cho thấy ngay từ lúc còn chiến tranh du kích trong những năm 1930 – tháng 12/1930 700 sĩ quan nổi dậy đã bị giết, từ 1942 đến 1944, 10.000 trí thức theo ông đến Diên An bị hành quyết. Mao còn lại muốn vượt qua Stalin và cả Lê Nin, tham vọng này của Mao đã dẫn đến hai thảm họa cho Trung Quốc, bước Đại Nhảy Vọt và cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Mao thật ra muốn chứng tỏ cho thế giới thấy ông là lãnh đạo thật sự của khối xã hội chủ nghĩa, là thiên tài có tầm nhìn xa và thắng được chủ nghĩa tư bản.
Phải nói là Mao đã đưa được 1/4 nhân loại đến với chủ nghĩa xã hội. Mao đã rất hãnh diện với thành tích này.
Dùng bạo lực làm phương pháp củng cố quyền lực
Các tài liệu lưu trữ của đảng Cộng Sản Trung Quốc được cho tham khảo gần đây, cho thấy là Mao đã chọn một chính sách bạo lực thật sự và triệt để làm phương pháp củng cố quyền lực.
Một ví dụ cụ thể là cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu ở Mãn Châu, từ năm 1947 - song song với cuộc chiến giànhchính quyền - và kết thúc năm 1952 : Với hơn một nửa nông dân làm chủ ruộng đất của họ, một phần khác thi chia nhau khai thác ruộng đất gia đình, chỉ khoảng 6% là thuê đất, không dễ dàng có đia chủ bóc lột dưới tay để nhân dân trút giận. Thế là đảng Cộng Sản đã « chế tạo ra » thành phần này, và kết quả là có 2 triệu người chết theo các báo cáo nội bộ của đảng.
Trong thời kỳ chiến tranh chống Tưởng Giới Thạch, chính sách vây hãm thành phố của các tướng lãnh của Mao - dồn binh lính, dân chúng vào nạn đói, những ai bỏ chạy bị bắn tại chỗ - để buộc đối thủ đầu hàng, đã làm hàng trăm ngàn thường dân chết như ở Trường Xuân. Phương thức này cũng được áp dụng ở các thành phố khác như Bắc Kinh, Thượng Hải…
Sau khi chiếm chính quyền, từ năm 1950, những cuộc thanh trừng tiếp diễn, Mao còn đưa ra quota về số người bị hành quyết 1/1000 hay hơn nếu cần thiết. Trong vòng một năm, có 2 triệu người bị hành quyết trước công chúng. Những cuộc thanh trừng về sau cũng không đếm xuể, cộng thêm nạn nhân nạn đói do sai lầm chính sách Đại Nhảy Vọt, cuộc Cách Mạng Văn Hóa… Mao đã để lại một hình ảnh thật đen tối.
Mao vẫn là trụ cột của chế độ Tập Cận Bình
Nhưng ngày nay Trung Quốc mặc dù đã thay đổi, hiện đại hóa, kinh tế phát triển nhảy vọt, trở nên nền kinh tế thứ nhì thế giới nhưng Mao, vẫn là một trụ cột của chế độ Tập Cận Bình.
Để chứng minh Mao vẫn ngự trị trên đời sống Trung Quốc, phóng viên của l’Obs Pierre Haski đã nêu một số ví dụ đập mắt như hình ảnh Mao vẫn hiện diện khắp nơi, từ Quảng Trường Thiên An Môn cho đến các ngôi nhà ở thôn quê, ngay cả trên một số xe taxi. Lăng của Mao ở Thiên An Môn vẫn là nơi mà dân chúng, chính khách địa phương đều viếng thăm. Bài báo cũng trích lời của con trai một người từng là nạn nhân của Mao, giải thích : Khi nghe tin Mao qua đời, ông có cảm giác như « trời đang sập xuống ». Khác với Liên Xô thời hậu Stalin, Trung Quốc đã không « gột rửa dấu ấn của Mao ».
L’Obs cũng nhắc lại vụ đấu đá tranh quyền với nhóm « tứ nhân bang », trong đó có Giang Thanh, vợ của Mao. Khi phe này bị dẹp, vào đầu năm 1981, người ta cứ tưởng rằng đó sẽ là một dịp lên án Mao, thế nhưng đã có một sự thỏa hiệp giữa phe gọi là theo chủ nghĩa Mao « mềm », bỏ bớt đi những khía cạnh thái quá, và phe theo chủ thuyết thực tiễn, đứng đầu là Đặng Tiểu Bình, đã bị Mao thanh trừng hai lần.
Rốt cuộc trong Hội Nghị Toàn Thể Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ 6 vào tháng 6/1981, đảng Cộng Sản Trung Quốc đánh giá như sau về thành tích và sai lầm của Mao : 70% tích cực – 30% tiêu cực. Như vậy là dẹp qua một bên những sai lầm của người Cầm Lái Vĩ Đại. Những người còn sống sót của các thảm kịch chính trị đã được phục hồi sau năm 1976, nhưng không ai đặt lại vấn đề trách nhiệm các lãnh đaọ, điều này là cấm kỵ.
Ém nhẹm tội ác của Mao để bảo vệ Đảng Cộng Sản
Sử sách thì vẫn ca ngợi Mao, người đã mang lại lòng tự hào cho một đất nước chịu ô nhục trong hơn một thế kỷ. L’Obs nhận thấy là tính toán chính trị các lãnh đạo Trung Quốc trong những năm 1980, và tiếp tục đến hôm nay, là phải duy trì sự liên tục lịch sử với thời kỳ Cách Mạng, nhưng xóa nhòa những khía cạnh tiêu cực để bảo vệ tính chính đáng của đảng Cộng Sản.
Từ 35 năm qua, hình ảnh hiền hòa của Mao Trạch Đông, « vị cha già dân tộc » vẫn được gìn giữ ở Trung Quốc, cho dù người dân không hề bị lừa và vẫn chỉ trích Mao khi nói chuyện riêng. Có điều trong thời đại mất phương hướng hiện nay trên mặt tư tưởng, và với thời gian đã xóa mờ các vết thương, người dân Trung Quốc đã tìm về người trong mắt họ đã bảo vệ người dân « bình thưòng » trước những kẻ mạnh. Nhiều người Trung Quốc cũng không hiểu tại sao người nước ngoài lại có ác cảm với Mao, xem cố lãnh đạo của họ như một kẻ độc tài ghê rợn.
Tập Cận Bình hiện nay đã sử dụng phong cách Mao, những phương thức từ thời Mao như tôn thờ cá nhân, đàn áp ly khai. Thường ngày ông vẫn mặt âu phục, thắt cà vạt, nhưng trong lễ duyệt binh thì lại mặc áo cổ Mao. Phong cách Mao này được sử dụng để củng cố quyền lực của ông.
Tập Cận Bình : Kẻ hủy diệt các "phe nhóm"
Không hẹn mà gặp, Courrier International cũng chú ý đến đường lối của Tập Cận Bình được cho là mang nặng ảnh hưởng của Mao Trạch Đông. Dưới tựa đề « Tập Cận Bình, người triệt hạ các phe nhóm », tuần báo Pháp đã giới thiệu một bài phân tích trên mạng nanzao.com của tờ Nam Tảo, xuất bản tại Hồng Kông.
Bài viết trở lại sự kiện ông Tập Cận Bình muốn triệt hạ Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Trung Quốc, mà một số biện pháp đã được Tân Hoa Xã nêu chi tiết vào đầu tháng 8 này : Cải tổ cơ cấu lãnh đạo ; giảm một nửa ngân sách năm nay ; có thể sắp đóng cửa một trường đại học do Đoàn Thanh Niên quản lý. Ủy Ban Kỷ Luật Trung Ương đã có những lời chỉ trích nghiêm khắc nhắm vào Đoàn Thanh Niên : Hành chánh quan liêu, phân biệt đối xử, kén chọn chủ nghĩa, quá chuộng vui chơi v.v...
Nhiều quan sát viên cho rằng các lệch lạc của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Trung Quốc là một cái gai trong mắt ông Tập Cận Bình, vì lẽ điều đó sẽ làm ảnh hưởng của Đoàn bị sa sút, không còn là con đường tiến thân chính của cán bộ trẻ trong Đảng, ít ra là trong tương lai trước mắt.
Đối với tờ Nam Tảo, đằng sau việc uốn nắn hoạt động của Đoàn Thanh Niên, còn có mục tiêu diệt trừ các phe nhóm trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc : Vào lúc Tập Cận Bình nỗ lực củng cố quyền lực trước Đại Hội Đảng lần thứ XIX vào năm tới, việc « cải tổ » Đoàn Thanh Niên – mà cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào đặc biệt chăm sóc - là một giai đoạn bắt buộc.
Sau Đại Hội XIX, một ê kíp hoàn toàn mới sẽ lên lãnh đạo Trung Quốc, ngồi lại chỉ còn hai nhân vật Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường (mà người ta cũng chưa biết là sẽ còn trụ lại ở vị trí thủ tướng hay không). Ai cũng biết là Lý Khắc Cường bắt đầu con đường chính trị trong Đoàn Thanh Niên và được ông Hồ Cẩm Đào nâng đỡ.
Tác giả bài viết nhắc lại là thời ông Hồ Cẩm Đào là thời vàng son của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Trung Quốc, có ảnh hưởng tăng vọt, đông đảo cán bộ được đưa vào những vị trí quan trọng cấp quốc gia cũng như địa phương. Theo bài viết, ông Hồ Cẩm Đào đã dựa vào thế lực Đoàn Thanh Niên để chống lại « Bang Thượng Hải » của ông Giang Trạch Dân.
Trước khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, thì « bè lũ Đoàn Thanh Niên » và « Bang Thượng Hải » chi phối chính trường Trung Quốc. Nhưng với chiến dịch chống tham nhũng, Tập Cận Bình đã làm cho cả hai phe bị lung lay.
Tập Cận Bình thuộc phe « Chiết Giang » hay « Thái Tử Đảng » ?
Câu hỏi được tờ Nam Tảo đặt ra là ông Tập Cận Bình thuộc phe nhóm nào ? Với tư cách là cựu bí thư tỉnh ủy Chiết Giang, người ta nghĩ rằng Tập Cận Bình có thể cất nhắc người của tỉnh mình lên và lập nên nhóm Chiết Giang. Nhưng theo tờ báo, điều đó chưa thấy rõ, và phải chờ thêm xem lãnh đạo Trung Quốc sẽ chọn ai cho ê kíp cầm quyền trong năm năm sắp tới. Có điều là giống như Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình có vẻ rất ghét tình trạng phe nhóm trong Đảng, nguồn gốc gây chia rẽ. Đây là điều mà ông thường nhấn mạnh trong các diễn văn của mình.
Một ví dụ : Tập Cận Bình từng đảm trách nhiều chức vụ lãnh đạo trong suốt 17 năm tại tỉnh Phúc Kiến. Thế nhưng, trong ba năm trở lại đây, ông không hề cất nhắc một số lượng cán bộ đông đảo nào đến từ tỉnh đó. Tập Cận Bình cũng từng làm bí thư Chiết Giang và Thượng Hải. Nhưng thời gian ông làm việc ở đó qua ngắn để có thể đào tạo ra những người thân cận với mình.
Còn phe « Thái Tử Đảng » mà Tập Cận Bình là một thành viên thì sao ? Theo tờ báo, khái niệm này rất rộng, và chưa có gì chứng tỏ rằng các « thái tử đảng » sẽ thực sự được đề bạt vào các chức vụ then chốt trong chính quyền hay trong Đảng.
Có thể hiểu như thế nào về tình trạng như kể trên ? Theo tác giả bài viết, rất có thể là đối với Tập Cận Bình, một quân vương chuyên chế không cần đến hậu thuẫn của bất kỳ một phe nhóm nào.
Nhật Hoàng muốn nghỉ hưu cũng không được !!!
Về Châu Á, Courrier International còn nhìn sang Nhật Bản. Với một tựa đề hóm hỉnh, tờ báo khẳng định : « Nhật Hoàng không được quyền nghỉ ngơi ».
Tuần báo Pháp đã trích dịch bài viết trên tờ báo Nhật Asahi Shimbun, phân tích thông điệp bất ngờ ngày 08/08/2016 vừa qua, trên truyền hình của hoàng đế Nhật Bản Akihito, 82 tuổi, nói đến ý của ông muốn nhường ngôi lại cho con trai của ông, thái tử Naruhito. Có điều Hiến Pháp Nhật cấm vị hoàng đế rút lui như thế.
Bài báo một mặt ca ngợi Nhật Hoàng đã có ý thức sâu rộng về trách nhiệm của mình, khi nêu lên vấn đề sức khỏe của ông có thể suy sụp nghiêm trọng hơn, gây ra ảnh hưởng không tốt, nhưng một mặt khác lại chỉ trích giới chính trị Nhật thụ động và bất cẩn, dẫn đến tình trạng ngày nay. Theo bài báo, ai cũng thấy rõ gánh nặng đè lên vai một vị hoàng đế cao niên, ngày càng yếu sức, trong lúc những người trong hoàng tộc có thể hỗ trợ cho ông ngày càng ít đi. Điểm này cũng rất đáng lo ngại.
Nếu những thủ tướng trước đây như ông Koizumi hay Noda đều quan tâm đến hoàng gia, nêu lên những vấn đề cụ thể như nghiên cứu xem một phụ nữ có thể lên ngôi hay không chẳng hạn, thì đương kim thủ tướng Abe hầu như không làm gì cả. Thông điệp của hoàng đế là một lời cảnh báo nghiêm trọng, không biết là thủ tướng Nhật có ý thức được vấn đề và tìm ra giải đáp hay không.
Theo bài báo, giải pháp dựa trên các cuộc thảo luận ở Quốc Hội về quy chế biểu tượng của hoàng đế, và đã đến lúc phải thảo luận một cách nghiêm chỉnh. Bài báo cũng nhìn thấy là trong một nước Nhật ngày càng già đi, dư luận rất thông cảm với hoàng đế, vì thế việc cho là một hoàng đế phải ngồi trên ngôi cho đến lúc chết sẽ đi ngược lại với dư luận. Cũng như thế, phớt lờ nguyện vọng của hoàng đế vì cho là vấn đề nhân quyền không áp dụng đối với ông, ông không được phép hành động theo ý của mình, điều đó sẽ khó được dư luận chấp nhận.
Trong phần kết luận bài báo cho là phải tổ chức thảo luân một cách cụ thể trên giải pháp tốt nhất để đạt được đồng thuận trong dư luận, đồng thời phải suy nghĩ về tương lai hoàng gia.
Trang bìa các tạp chí khác
Tạp chí L’Express, tuy trang đầu vẫn dành cho thời sự trước mắt với việc cựu tổng thống Pháp Sarkozy quyết tâm « tái chinh phục » lòng dân và quyền lực, nhưng cũng đã xoay nhìn về quá khứ với hai hồ sơ lớn trang trong : « Số phận Sa Hoàng », và nghi án Malthide Carré, nữ điệp viên Pháp thời Đệ Nhị Thế Chiến. Là một gương mặt có trọng lượng trong mạng lưới gián điệp Pháp, cuối cùng bà đã bị Đức mua chuộc vào năm 1941, và câu hỏi dai dẳng đến nay là phải chăng bà là đầu mối việc hệ thống tình báo Đồng Minh bị phá hủy.
Le Point, cũng như đồng nghiệp L’Express, dành trang bìa cho sân khấu chính trị Pháp, nói lên tâm sự của đương kim tổng thống Hollande dưới tựa đề « Lời thú nhận » : Nếu không thành công trong việc tái đắc cử thì ông rời bỏ chính trị. Tuy nhiên, ở trang trong, tạp chí cũng đã dành 4 trang cho thỏa thuận Evian năm 1962, về chiến tranh Algérie.
 

Blogger news

Blogroll

Most Reading

Tags